banner-topbar

NGƯỜI BÉO PHÌ DÙNG YẾN SÀO CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

NGƯỜI BÉO PHÌ DÙNG YẾN SÀO CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

   Thừa cân béo phì cùng các bệnh ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường được xem là các căn bệnh có tốc độ gia tăng nhanh chóng trong thế kỷ 21 và mang theo những hệ lụy nghiêm trọng không những là về sức khỏe mà còn là gánh nặng bệnh tật mà nó gây ra. Yến sào là một loại thực phẩm dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người béo phì có chế độ ăn uống và sinh hoạt khắt khe hơn người bình thường, thì nhiều người lại thắc mắc rằng liệu người béo phì có dùng yến sào được không? Cùng Na An tìm hiểu về căn bệnh béo phì và giải đáp thắc mắc của bạn nhé. 

nguoi-beo-phi-dung-yen-sao

Như thế nào là Béo phì? 

   Trước khi trả lời cho câu hỏi Béo phì có ăn yến được không, cần phải có cái nhìn tổng quan về căn bệnh béo phì. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thừa cân béo phì là sự tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hiện nay, béo phì được xem là một trong các bệnh mãn tính, do sự dư thừa quá mức lượng mỡ trong cơ thể, điều này đòi hỏi phải theo dõi, kiểm soát và điều trị béo phì trong thời gian dài. 

nguoi-beo-phi-dung-yen-sao

    Thừa cân béo phì được xác định và phân loại dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index). Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính theo công thức như sau: 

                       BMI = trọng lượng (kg) / (chiều cao x chiều cao) (m) 

Ví dụ: Một người cao 1,7m, nặng 55kg thì chỉ số BMI = 55/(1,7X1,7) = 19 (kg/m2)

    Do chỉ số BMI mô tả mối quan hệ giữa trọng lượng cơ thể với chiều cao nên sẽ liên quan chặt chẽ đến lượng mỡ trong cơ thể người. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức độ béo phì của cơ thể được đánh giá dựa vào chỉ số BMI như sau: 

BMI < 18,5: Gầy 

18,5 < BMI < 24,9: Bình thường

25 < BMI < 30: Thừa cân 

30 < BMI < 35: Béo phì độ 1

35 < BMI < 40: Béo phì độ 2 

    Chỉ số BMI không đo được trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể mà chỉ cung cấp thông tin về chỉ số hình thể lý tưởng. Do đó, có thể thấy một số đối tượng như các vận động viên thể hình dù có chỉ số BMI cao nhưng họ lại không hề có mỡ thừa. 

    Mặc dù có những hạn chế khi sử dụng BMI để đo chỉ số hình thể, nhưng đây là một cách khá dễ dàng để phát hiện và giúp cảnh báo những nguy cơ về sức khỏe liên quan đến béo phì. Theo thống kê của WHO thì tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục tăng mỗi năm bất kể độ tuổi nào.

Béo phì có thể gây ra biến chứng gì? 

    Thừa cân béo phì không chỉ đơn thuần là tăng cân mà nó còn là yếu tố có nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý khác. Có thể kể đến các bạn sau: 

  1. Các bệnh liên quan đến tim và đột quỵ 

    Bệnh béo phì có liên quan rất mật thiết với các bệnh liên quan tim mạch. Người béo phì có nguy cơ đột quỵ, xơ cứng mạch máu nào hơn người bình thường vì người béo phì thường có huyết áp cao, lượng đường và cholesterol tăng giảm thất thường. Theo một đánh giá năm 2010, béo phì có thể gây đột quỵ lên đến hơn 60%. 

  2. Bệnh tiểu đường type 2 

    Béo phì khiến cho hormone insulin trong cơ thể hoạt động không hiệu quả. Việc sản sinh insulin của tuyến tụy kéo dài làm giảm chức năng của bộ phận này khiến cho người béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường type 2. 

  3. Ung thư

    Những người thừa cân béo phì mắc ung thư đến 40% được chẩn đoán là ung thư ở những cơ quan như vú, túi mật, cổ tử cung, thận, tuyến tụy...

  4. Bệnh túi mật 

    Túi mật có chức năng chứa, dự trữ dịch mật do gan tổng hợp và bài tiết. Người béo phì có lượng cholesterol cao hoặc túi mật không hoạt động tốt khiến mật dễ tích tụ và cứng lại thành sỏi. 

  5. Viêm xương khớp

    Thừa cân béo phì gây ra các bệnh liên quan đến xương khớp. Khi cơ thể quá nặng có thể tăng áp lực gây đau đầu gối, hông và chân. Ngoài ra, do lượng mỡ thừa trong cơ thể làm người thừa cân béo phì có sự hạn chế trong vận động, dẫn đến việc xương khớp không linh hoạt, dễ chấn thương khớp. Chất béo dư thừa trong cơ thể cũng đồng thời tạo ra một số chất trung gian gây viêm và tác động lên các mô khớp, tăng tình trạng đau nhức xương khớp ngày càng trầm trọng. 

  6. Bệnh gout 

    Bệnh gout (hay còn được gọi là bệnh thống phong) được chẩn đoán thường xảy ra ở người mắc bệnh béo phì. Khi béo phì, cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thận không đào thải dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gout. Triệu chứng thường thấy khi mắc bệnh gout là đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo là sưng đỏ, thậm chí là không thể đi lại được.

  7. Chứng ngưng thở khi ngủ 

    Ngưng thở khi ngủ là hội chứng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra ở người thừa cân, béo phì bởi vì lượng mỡ phân bố nhiều quanh đường hô hấp dẫn đến hẹp đường thở. Do đó, những người mắc bệnh béo phì thường có những cơn ngưng thở ngắn trên 10 giây. 

  8. Suy giảm hệ miễn dịch 

    Người béo phì có hệ miễn dịch hoạt động kém vì thế mà đối tượng này thường dễ mắc các bệnh từ nhẹ đến nặng, vết thương cũng dễ nhiễm trùng.

  9. Bệnh hô hấp 

    Người béo phì thường được chẩn đoán mắc hội chứng giảm thông khí. Khi không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng. Ngoài ra, béo phì khiến thành ngực và bụng tăng mỡ, khiến người bệnh phải thở nhanh, thở nông, làm dễ mắc các bệnh hen phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính. 

  10. Bệnh tiêu hóa 

    Bệnh béo phì cũng liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa. Người béo phì dễ mắc sỏi thận, suy giảm chức năng gan, ruột nhiễm mỡ...

  11. Vô sinh

    Béo phì ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết của cơ thể, trong đó có ảnh hưởng đến hormone quan trọng cho sức khỏe tình dục và sinh sản, thậm chí là vô sinh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc béo phì có thể gây suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Với nam giới, béo phì làm giảm hormone testosterone (hormone sinh dục nam), rối loạn cương dương… 

  12. Biến chứng béo phì khi mang thai

    Béo phì ở phụ nữ mang thai có thể gây ra sảy thai, sinh non, thai chết lưu, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật…Thai nhi khi sinh ra có thể bị rối loạn chuyển hóa, mỡ máu cao… 

  13. Tác động đến tâm lý 

    Một điều quan trọng nữa, khi béo phì, người bệnh thường có tâm lí tự ti khi giao tiếp xã hội, kém chủ động, sống khép mình, từ đó hiệu quả công việc thấp cũng như gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Những người mắc bệnh béo phì thuộc nhóm bệnh nhân có nguy cơ mắc trầm cảm cao.

nguoi-beo-phi-dung-yen-sao

Người béo phì có dùng yến sào được không?

    Người béo phì có dùng yến sào được không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Theo chỉ dẫn của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng thì người mắc bệnh hoàn toàn có thể sử dụng yến sào như một thực phẩm bổ dưỡng bổ sung các dinh dưỡng mà cơ thể khó tổng hợp được. Bởi vì trong thành phần của yến sào không hề chứa đường mà thay vào đó là nhiều loại acid amin, khoáng chất rất tốt cho cơ thể người mắc bệnh béo phì. 

 

    Bên cạnh đó, mỗi cá nhân mắc bệnh béo phì phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt vận động của bản thân, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để có thể kiểm soát cân nặng cũng như kịp thời phát hiện các biến chứng có thể xảy ra khi tăng cân. 

Những lưu ý khi sử dụng yến sào cho người bệnh béo phì 

nguoi-beo-phi-dung-yen-sao

   Mặc dù được bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng cho phép dùng yến sào nhưng người béo phì cần phải chú ý những điều sau đây khi sử dụng yến để có thể mang lại hiệu quả tối đa: 

  • Khi chế biến yến sào, không nên sử dụng đường phèn, đường tinh luyện mà thay vào đó nên ưu tiên không sử dụng đường hoặc sử dụng đường kiêng. Cân nhắc sử dụng yến chưng sẵn đường kiêng Na An, với thành phần 28% yến tổ, 18 loại acid amin, protein và các khoáng chất vi lượng. Yến sào Na An tin chắc đây là loại thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường, người thừa cân béo phì. 
  • Hạn chế tinh bột trong quá trình chế biến yến sào.
  • Khi chưng yến chỉ nên chưng từ 20-30 phút để yến được giữ nguyên dưỡng chất; chú ý làm sạch và làm chín các thực phẩm khác trước khi nấu chúng cùng yến.
  • Chú ý thời gian và liều lượng sử dụng phù hợp để có thể phát huy tốt nhất công dụng của yến sào. 
  • Một điều quan trọng nữa chính là cần tìm địa chỉ cung cấp yến sào uy tín và chất lượng, tránh tình trạng yến giả, yến độn tạp chất. Yến sào Na An là thương hiệu thuộc Công ty TNHH Nu Nest chuyên cung cấp các sản phẩm từ yến sào lâu năm chất lượng có uy tín trên thị trường yến sào.

nguoi-beo-phi-dung-yen-sao

  

    Hy vọng những thông tin trên bài viết đã có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc người béo phì có dùng yến sào được không. Để tiết kiệm thời gian, các bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline 0397791828 để được Yến sào Na An tư vấn hỗ trợ cách dùng, liều lượng dùng hợp lý và cụ thể hơn.

Đang xem: NGƯỜI BÉO PHÌ DÙNG YẾN SÀO CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng